Dự thảo nghị định Biểu thuế xuất khẩu ưu đãi, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định CPTPP giai đoạn 2019 – 2022 đã được hoàn thiện để trình Chính phủ sau khi lấy ý kiến rộng rãi tới cộng đồng doanh nghiệp, các tổ chức và cá nhân.
Về thuế XK trong CPTPP, Việt Nam cam kết xóa bỏ đối với phần lớn các mặt hàng hiện đang áp dụng thuế XK và xóa bỏ gần 100% số dòng thuế NK.
Không áp thuế đối với mặt hàng không có trong cam kết
Bộ Tài chính đã tiếp thu các ý kiến liên quan đến hoàn chỉnh thể thức văn bản; bổ sung, điều chỉnh văn bản quy phạm pháp luật dẫn chiếu và rà soát các mức thuế suất thuế NK theo đúng lộ trình đã cam kết của Việt Nam tại hiệp định.
Với đề xuất liên quan đến việc bổ sung một số mặt hàng khoáng sản vào Biểu thuế XK với mức thuế suất ưu đãi là 2% và điều chỉnh thuế XK một số mặt hàng vàng trang sức, mỹ nghệ xuống 0%..., Bộ Tài chính đã có trả lời cụ thể. Theo Bộ Tài chính, quy định tại Hiệp định CPTPP, Việt Nam không được áp dụng thuế XK đối với mặt hàng không có trong biểu cam kết về thuế XK. Các mặt hàng khoáng sản (oxit nhôm và hydroxit nhôm thuộc nhóm 2818) không nằm trong biểu cam kết về thuế XK của Việt Nam, việc đưa thêm mặt hàng vào Biểu thuế XK ưu đãi thực hiện Hiệp định CPTPP là vi phạm cam kết. Đối với mặt hàng vàng, các mặt hàng trong Biểu thuế XK ưu đãi thực hiện Hiệp định CPTPP được thực hiện theo đúng cam kết trong hiệp định. Trong đó, mặt hàng vàng trang sức, mỹ nghệ thuộc nhóm 71113.19 có thuế suất cam kết là 2%. Tuy nhiên, các doanh nghiệp XK các mặt hàng trên vẫn được áp dụng mức thuế suất theo Nghị định số 125/2017/NĐ-CP là 0% và không phải bổ sung hồ sơ theo quy định của Nghị định ban hành Biểu thuế thực hiện CPTPP.
Có ý kiến đề nghị nên quy định tại Điều 4 (Biểu thuế XK) và Điều 5 (Biểu thuế NK) theo hướng áp dụng chung cho tất cả các nước thành viên CPTPP. Đối với 6 nước hiệp định đã có hiệu lực thì nghị định sẽ quy định để đảm bảo hiệu lực với nhóm nước đó từ ngày 14/1/2019. Đối với 4 nước còn lại, nghị định có hiệu lực tại thời điểm hiệp định có hiệu lực đối với nước đó, đồng thời đề nghị giao Bộ Tài chính thông báo việc áp dụng nghị định này đối với hàng hóa NK từ các nước mà hiệp định mới có hiệu lực. Về đề xuất này, Bộ Tài chính cho rằng, quy định như trên là không phù hợp. Nguyên do là khi hiệp định có hiệu lực với một nước thành viên, theo quy định tại phụ lục 2D của Hiệp định CPTPP, Việt Nam và nước thành viên đó sẽ phải trao đổi về lộ trình cắt giảm thuế quan mà hai nước sẽ áp dụng cho nhau. Về đề xuất, giao Bộ Tài chính thông báo việc áp dụng nghị định này đối với nước thành viên mới phê chuẩn sẽ không đáp ứng được yêu cầu thực thi của nghị định, do nghị định phải sửa đổi nội dung để phù hợp với kết quả thống nhất giữa hai bên về lộ trình cắt giảm thuế quan. Theo Bộ Tài chính, dự thảo nghị định hiện hành đã có các quy định rõ ràng để các cơ quan hải quan và doanh nghiệp tra cứu thuế suất, lộ trình áp dụng cho từng nhóm nước. Trong trường hợp nghị định không đưa ra quy định cụ thể và sau đó giao Bộ Tài chính thông báo việc áp dụng nghị định sẽ gây khó khăn và dễ nhầm lẫn cho các cơ quan hải quan và doanh nghiệp trong quá trình thực hiện.
Chỉ duy trì thuế XK một số nhóm hàng quan trọng
Theo ông Vũ Nhữ Thăng, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế (Bộ Tài chính), dự thảo nghị định đã được tiếp thu, hoàn thiện để trình Chính phủ sau khi lấy ý kiến rộng rãi. Qua lấy ý kiến, có 45 ý kiến nhất trí hoàn toàn, 13 ý kiến được Bộ Tài chính tiếp thu và 10 ý kiến giải trình. Về cam kết thuế XK trong CPTPP, Việt Nam cam kết xóa bỏ thuế XK đối với phần lớn các mặt hàng hiện đang áp dụng thuế XK, cơ bản theo lộ trình từ 5 - 15 năm sau khi hiệp định có hiệu lực. Một số nhóm mặt hàng quan trọng như than đá, dầu mỏ và một số loại quặng, khoáng sản (khoảng 70 mặt hàng) được tiếp tục duy trì thuế XK.
Về cam kết thuế NK, Việt Nam cam kết xóa bỏ gần 100% số dòng thuế. Theo đó: 65,8% số dòng thuế có thuế suất 0% ngay khi hiệp định có hiệu lực; 86,5% số dòng thuế có thuế suất 0% vào năm thứ 4 kể từ khi hiệp định có hiệu lực; 97,8% số dòng thuế có thuế suất 0% vào năm thứ 11 kể từ khi hiệp định có hiệu lực. Các mặt hàng còn lại cam kết xóa bỏ thuế NK đối với lộ trình xóa bỏ thuế tối đa vào năm thứ 16 hoặc theo hạn ngạch thuế quan.
Để triển khai thực hiện cam kết về thuế XK, thuế NK của Việt Nam theo Hiệp định CPTPP, Bộ Tài chính xây dựng và trình Chính phủ ban hành nghị định về biểu thuế XK, biểu thuế NK ưu đãi đặc biệt của Việt Nam theo từng giai đoạn, trước mắt là cho giai đoạn từ ngày 14/1/2019 đến hết ngày 31/12/2022.
Không áp thuế đối với mặt hàng không có trong cam kết
Bộ Tài chính đã tiếp thu các ý kiến liên quan đến hoàn chỉnh thể thức văn bản; bổ sung, điều chỉnh văn bản quy phạm pháp luật dẫn chiếu và rà soát các mức thuế suất thuế NK theo đúng lộ trình đã cam kết của Việt Nam tại hiệp định.
Với đề xuất liên quan đến việc bổ sung một số mặt hàng khoáng sản vào Biểu thuế XK với mức thuế suất ưu đãi là 2% và điều chỉnh thuế XK một số mặt hàng vàng trang sức, mỹ nghệ xuống 0%..., Bộ Tài chính đã có trả lời cụ thể. Theo Bộ Tài chính, quy định tại Hiệp định CPTPP, Việt Nam không được áp dụng thuế XK đối với mặt hàng không có trong biểu cam kết về thuế XK. Các mặt hàng khoáng sản (oxit nhôm và hydroxit nhôm thuộc nhóm 2818) không nằm trong biểu cam kết về thuế XK của Việt Nam, việc đưa thêm mặt hàng vào Biểu thuế XK ưu đãi thực hiện Hiệp định CPTPP là vi phạm cam kết. Đối với mặt hàng vàng, các mặt hàng trong Biểu thuế XK ưu đãi thực hiện Hiệp định CPTPP được thực hiện theo đúng cam kết trong hiệp định. Trong đó, mặt hàng vàng trang sức, mỹ nghệ thuộc nhóm 71113.19 có thuế suất cam kết là 2%. Tuy nhiên, các doanh nghiệp XK các mặt hàng trên vẫn được áp dụng mức thuế suất theo Nghị định số 125/2017/NĐ-CP là 0% và không phải bổ sung hồ sơ theo quy định của Nghị định ban hành Biểu thuế thực hiện CPTPP.
Có ý kiến đề nghị nên quy định tại Điều 4 (Biểu thuế XK) và Điều 5 (Biểu thuế NK) theo hướng áp dụng chung cho tất cả các nước thành viên CPTPP. Đối với 6 nước hiệp định đã có hiệu lực thì nghị định sẽ quy định để đảm bảo hiệu lực với nhóm nước đó từ ngày 14/1/2019. Đối với 4 nước còn lại, nghị định có hiệu lực tại thời điểm hiệp định có hiệu lực đối với nước đó, đồng thời đề nghị giao Bộ Tài chính thông báo việc áp dụng nghị định này đối với hàng hóa NK từ các nước mà hiệp định mới có hiệu lực. Về đề xuất này, Bộ Tài chính cho rằng, quy định như trên là không phù hợp. Nguyên do là khi hiệp định có hiệu lực với một nước thành viên, theo quy định tại phụ lục 2D của Hiệp định CPTPP, Việt Nam và nước thành viên đó sẽ phải trao đổi về lộ trình cắt giảm thuế quan mà hai nước sẽ áp dụng cho nhau. Về đề xuất, giao Bộ Tài chính thông báo việc áp dụng nghị định này đối với nước thành viên mới phê chuẩn sẽ không đáp ứng được yêu cầu thực thi của nghị định, do nghị định phải sửa đổi nội dung để phù hợp với kết quả thống nhất giữa hai bên về lộ trình cắt giảm thuế quan. Theo Bộ Tài chính, dự thảo nghị định hiện hành đã có các quy định rõ ràng để các cơ quan hải quan và doanh nghiệp tra cứu thuế suất, lộ trình áp dụng cho từng nhóm nước. Trong trường hợp nghị định không đưa ra quy định cụ thể và sau đó giao Bộ Tài chính thông báo việc áp dụng nghị định sẽ gây khó khăn và dễ nhầm lẫn cho các cơ quan hải quan và doanh nghiệp trong quá trình thực hiện.
Chỉ duy trì thuế XK một số nhóm hàng quan trọng
Theo ông Vũ Nhữ Thăng, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế (Bộ Tài chính), dự thảo nghị định đã được tiếp thu, hoàn thiện để trình Chính phủ sau khi lấy ý kiến rộng rãi. Qua lấy ý kiến, có 45 ý kiến nhất trí hoàn toàn, 13 ý kiến được Bộ Tài chính tiếp thu và 10 ý kiến giải trình. Về cam kết thuế XK trong CPTPP, Việt Nam cam kết xóa bỏ thuế XK đối với phần lớn các mặt hàng hiện đang áp dụng thuế XK, cơ bản theo lộ trình từ 5 - 15 năm sau khi hiệp định có hiệu lực. Một số nhóm mặt hàng quan trọng như than đá, dầu mỏ và một số loại quặng, khoáng sản (khoảng 70 mặt hàng) được tiếp tục duy trì thuế XK.
Về cam kết thuế NK, Việt Nam cam kết xóa bỏ gần 100% số dòng thuế. Theo đó: 65,8% số dòng thuế có thuế suất 0% ngay khi hiệp định có hiệu lực; 86,5% số dòng thuế có thuế suất 0% vào năm thứ 4 kể từ khi hiệp định có hiệu lực; 97,8% số dòng thuế có thuế suất 0% vào năm thứ 11 kể từ khi hiệp định có hiệu lực. Các mặt hàng còn lại cam kết xóa bỏ thuế NK đối với lộ trình xóa bỏ thuế tối đa vào năm thứ 16 hoặc theo hạn ngạch thuế quan.
Để triển khai thực hiện cam kết về thuế XK, thuế NK của Việt Nam theo Hiệp định CPTPP, Bộ Tài chính xây dựng và trình Chính phủ ban hành nghị định về biểu thuế XK, biểu thuế NK ưu đãi đặc biệt của Việt Nam theo từng giai đoạn, trước mắt là cho giai đoạn từ ngày 14/1/2019 đến hết ngày 31/12/2022.
Minh Anh
(Thời báo Tài chính Việt Nam)