Văn hóa VNPOLY

TẬP ĐOÀN DẦU KHÍ VIỆT NAM

CÔNG TY CỔ PHẦN

HÓA DẦU VÀ XƠ SỢI VIỆT NAM

 

 


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc

 

 

 

QUY ĐỊNH

Văn hóa doanh nghiệp Công ty CP Hóa dầu và Xơ sợi Việt Nam

 (Sửa đổi, ban hành kèm theo Quyết định số 338/QĐ-HĐQT ngày 20/11/2019 của HĐQT)

 

LỜI NÓI ĐẦU 

Văn hóa trước hết là bản sắc, là sự khác biệt, ví dụ như văn hóa của mỗi quốc gia đều có sự độc đáo riêng, không giống nhau và nó trường tồn. Văn hóa doanh nghiệp (VHDN) là toàn bộ các giá trị văn hóa được xây dựng trong suốt quá trình hình thành, tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, chi phối tình cảm, nếp suy nghĩ và hành vi của mọi thành viên của doanh nghiệp; tạo nên sự khác biệt giữa các doanh nghiệp và được coi là truyền thống riêng, đặc điểm riêng của mỗi doanh nghiệp. VHDN là văn hóa của một tổ chức, liên quan đến nhận thức và hành xử của các thành viên đối với bên trong và bên ngoài tổ chức đó. Đồng thời, văn hóa của tổ chức chính là sự hiện diện sinh động và cụ thể nhất của tổ chức mà mọi người có thể dễ dàng nhận ra.

 

I. Ý NGHĨA CỦA VĂN HÓA DOANH NGHIỆP

Bất kỳ một doanh nghiệp nào, nếu thiếu đi yếu tố văn hóa, tri thức thì khó đứng vững được chứ chưa nói đến việc phát triển và trường tồn. VHDN là sợi chỉ xuyên suốt mọi hoạt động của công ty, chi phối suy nghĩ và hành động của cả tập thể, tạo nên nét riêng của Công ty Cổ phần Hóa dầu và Xơ sợi Việt Nam (sau đây gọi tắt là VNPOLY). VHDN được xây dựng trên nền tảng hệ giá trị cốt lõi, làm bản lề cho mọi hoạt động của doanh nghiệp; giúp cho doanh nghiệp phát triển và trường tồn. 

VHDN giúp tạo dựng hình ảnh, danh tiếng của VNPOLY với các đối tác, khách hàng trong nước và quốc tế, góp phần nâng cao vị thế, thương hiệu và uy tín của công ty, thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa và phát triển sản xuất kinh doanh.

Bộ quy tắc ứng xử nêu lên các chuẩn mực, định hướng, điều chỉnh thái độ, hành vi của toàn thể cán bộ, công nhân viên (CBCNV) của công ty, tạo nên nét văn hóa riêng của công ty. Đồng thời, cung cấp cho Ban Lãnh đạo một công cụ tổ chức, điều hành và kiểm soát, góp phần xây dựng và kiến tạo một doanh nghiệp văn minh, chuyên nghiệp, hiện đại.

II. MỤC TIÊU CỦA VĂN HÓA DOANH NGHIỆP

1. Mục tiêu tổng quát

- Quản lý và kiểm soát doanh nghiệp bằng cách điều chỉnh hành vi ứng xử cho phù hợp tại các đơn vị, bộ phận của công ty nhằm hướng tới một VNPOLY văn minh, hiện đại và hội nhập quốc tế.

 - Góp phần kiến tạo những tiêu chuẩn, giá trị, phương tiện nhằm điều chỉnh lời nói, thái độ và hành vi ứng xử chưa phù hợp tại công ty.

 Xây dựng tập thể CBCNV VNPOLY trở thành một đội ngũ có kỷ luật, chuyên nghiệp và mạnh mẽ.

2. Mục tiêu cụ thể

 - Điều chỉnh những lời nói, thái độ, hành vi lệch chuẩn của CBCNV toàn công ty.

 - Cung cấp một bộ công cụ cho Ban Lãnh đạo thuận tiện quản lý, đánh giá CBCNV.

 - Tạo một môi trường làm việc tích cực, trong đó mọi CBCNV đều tin tưởng, thấm nhuần Hệ giá trị cốt lõi của công ty, phát huy tối đa năng lực bản thân, đồng tâm hiệp lực để thực hiện các kế hoạch/chương trình, mục tiêu nhằm đưa công ty trở thành doanh nghiệp sản xuất kinh doanh các sản phẩm xơ sợi tổng hợp hàng đầu Đông Nam Á.

III. ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG

 - Toàn thể CBCNV công ty và CBCNV các Chi nhánh, Văn phòng đại diện của công ty.

IV. PHẠM VI ÁP DỤNG

 - Quy định VHDN này được áp dụng trong mọi hoạt động giao tiếp, ứng xử, làm việc cũng như sinh hoạt của CBCNV công ty.

V. NỘI DUNG QUY ĐỊNH VĂN HÓA DOANH NGHIỆP VNPOLY

 Quy định VHDN VNPOLY gồm 4 phần:

 1. Hệ giá trị cốt lõi trong văn hóa VNPOLY;

 2. Văn hóa VNPOLY trong các mối quan hệ;

 3. Các quy tắc văn hóa ứng xử cụ thể;

 4. Cam kết của Công ty.

 

Phần 1

HỆ GIÁ TRỊ CỐT LÕI TRONG VĂN HÓA VNPOLY

 

I. TẦM NHÌN

Trở thành doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh các sản phẩm xơ sợi tổng hợp hàng đầu Đông Nam Á.

 II. SỨ MỆNH CỦA VNPOLY

 Nâng tầm vị thế thương hiệu xơ sợi tổng hợp Việt Nam;

 Mang lại giá trị cho xã hội, lợi ích hài hòa cho đối tác và chia sẻ thịnh vượng cùng nhân viên.

 

III. GIÁ TRỊ CỐT LÕI

 Uy tín - Trách nhiệm;

 Chuyên nghiệp - Sáng tạo;

 Tinh tế - Nhân văn.

Uy tín: VNPOLY đặt chữ Tín lên hàng đầu; mọi hoạt động đều hướng tới mục tiêu xây dựng và duy trì uy tín của công ty đối với khách hàng, đối tác và xã hội.

Trách nhiệm: VNPOLY nhận thức rõ và có trách nhiệm đến cùng nhằm đảm bảo tính đúng đắn, chắc chắn với các cam kết, hoạt động của doanh nghiệp đối với chính mình, khách hàng, đối tác và xã hội.

Chuyên nghiệp: Trong quản lý, trong sản xuất kinh doanh hay bất cứ hoạt động nào, VNPOLY đều thực hiện một cách chuyên nghiệp, hướng tới sự hoàn hảo.

Sáng tạo: Không chấp nhận lối mòn, VNPOLY luôn tìm tòi, đổi mới, tìm ra những giải pháp mới để có sản phẩm, dịch vụ tốt nhất, mang lại hiệu quả cho khách hàng và doanh nghiệp.

Tinh tế: VNPOLY không chỉ hướng đến sản phẩm, dịch vụ chất lượng cao mà còn hướng đến sự hoàn mỹ trong mọi hoạt động.

Nhân văn: Từ đầu tư, sản xuất, kinh doanh cho đến các hoạt động xã hội, hoạt động phụ trợ khác, dù ở lĩnh vực nào, VNPOLY cũng đều hướng tới giá trị nhân văn, thuộc về văn hoá, thuộc về con người, phục vụ con người.

 

IV. TRIẾT LÝ KINH DOANH

Mang lại giá trị cho khách hàng, đối tác và xã hội thông qua các sản phẩm, dịch vụ chất lượng cao với giá cả vừa phải.

Slogan: VNPOLY - Tơ hồng kết nối thành công.

 

Phần 2

 VĂN HÓA VNPOLY TRONG CÁC MỐI QUAN HỆ

 

VĂN HÓA VNPOLY

KHÁCH HÀNG

Làm hài lòng khách hàng là nghĩa vụ của VNPOLY

ĐỐI TÁC

Bình đẳng - Tin cậy - Hợp tác 

CỘNG ĐỒNG

Vì lợi ích chung của cộng đồng

NỘI BỘ

Tôn trọng - Đoàn kết - chia sẻ


I. ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG

Phương châm: “Làm hài lòng khách hàng là nghĩa vụ của VNPOLY”.

Quy tắc 5T:

Tôn trọng: Khách hàng là thượng đế và mọi nhu cầu hợp lý của khách hàng đều phải được ghi nhận và phục vụ chu đáo.

Tín: Đảm bảo chất lượng sản phẩm, dịch vụ đúng như cam kết; đặt chữ tín lên hàng đầu.

Trung thực: Chân thành, nhất quán và minh bạch trong mọi giao dịch với khách hàng.

Thân thiện: Sản phẩm, dịch vụ và giá cả tốt vẫn chưa đủ, quan trọng còn ở thái độ phục vụ tốt.

Thấu hiểu: Luôn đặt mình ở vị trí khách hàng để hiểu một cách sâu sắc, tường tận, từ đó đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng.

II. ĐỐI VỚI NỘI BỘ

Phương châm: “Tôn trọng - Đoàn kết - Chia sẻ”;

Công ty là gia đình, đồng nghiệp là anh em, thiết bị như là con cái.

1. Văn hóa ứng xử giữa cấp trên với cấp dưới

 - Gương mẫu trong công việc, trong chấp hành nội quy, kỷ luật lao động cũng như trong sinh hoạt.

 - Không nề hà khó khăn; luôn giúp đỡ, chia sẻ công việc với cấp dưới.

 - Vui vẻ, hòa nhã, không hạch sách, quát nạt cấp dưới, đặc biệt trước mặt người ngoài.

 - Nhất quán trong lời nói và việc làm, giữ lời hứa với cấp dưới.

 - Tôn trọng, lắng nghe, khách quan, công bằng và minh bạch.

 - Tạo điều kiện cho cấp dưới hoàn thành công việc và giúp họ phát triển năng lực bản thân.

Quy tắc 10G:

Văn hóa ứng xử giữa cấp trên với cấp dưới gồm 10 nội dung như sau:

 Gia đình: Người quản lý, người Lãnh đạo phải coi công nhân, nhân viên dưới quyền như thành viên gia đình của mình, thể hiện ở những điểm sau:

 - Có tinh thần xây dựng khối đoàn kết, hợp tác giữa các bộ phận trong cùng Công ty.

 - Chăm lo điều kiện làm việc, đời sống tinh thần, vật chất của anh em trong bộ phận.

 - Yêu thương, đùm bọc, chia sẻ, hết lòng vì anh em trong bộ phận mình quản lý.

 - Bênh vực, bảo vệ cái đúng của cấp dưới trước sự hà hiếp từ bên ngoài cũng như sự kèn cựa, chèn ép từ nội bộ.

 Giữ tín: Người quản lý, lãnh đạo phải luôn đặt chứ Tín lên hàng đầu, phải làm được những điều sau:

 - Giữ lời hứa của mình, khi đã hứa thì phải thực hiện đúng.

 - Khi đã nhận nhiệm vụ cho bộ phận của mình, bằng mọi giá đôn đốc anh em, triển khai thực hiện các nhiệm vụ đó.

 Gương mẫu: Người quản lý, Lãnh đạo phải gương mẫu trong lối sống, trong công việc để các nhân viên cấp dưới noi theo:

 - Có lối sống lành mạnh, văn minh, trung thực.

 - Tôn trọng và thực hiện nghiêm túc mọi nội quy, quy định của công ty.

 - Là người đi đầu trong việc thực hiện các nhiệm vụ, chỉ tiêu được giao phó.

 - Nhắc nhở, đốc thúc anh em thực hiện nhiệm vụ, các nội quy, quy định của công ty.

 - Thẳng thắn, công minh trong việc làm, trong xử lý các tình huống phát sinh tại bộ phận, đơn vị.

 Gánh vác: Người quản lý, Lãnh đạo phải thực hiện nhiệm vụ tại đơn vị do mình quản lý như sau:

 - Là người chịu trách nhiệm chính tại đơn vị, bộ phận mình quản lý.

 - Phân công công việc hợp lý và định hướng công việc cho nhân viên cấp dưới.

 - Phải xây dựng được mục tiêu cho đơn vị, bộ phận mình.

 - Phải nói rõ mong muốn của mình với cấp dưới, nhân viên.

 Gần gũi: Người quản lý, Lãnh đạo phải thực sự gần gũi với cấp dưới, với nhân viên:

 - Thể hiện thái độ quan tâm, ân cần, thường xuyên hỏi thăm, động viên cấp dưới, nhân viên của mình.

 - Không dùng lời lẽ nặng nề mang tính xúc phạm cấp dưới, nhân viên của mình khi họ có vi phạm.

 - Gần gũi, truyền cảm hứng làm việc cho cấp dưới, nhân viên của mình.

 - Lắng nghe những đề xuất, kiến nghị của cấp dưới, nhân viên của mình.

 Gợi mở: Người quản lý, Lãnh đạo phải gợi mở được sáng tạo, gợi mở được ý kiến của cấp dưới, nhân viên như:

 - Gợi mở để lấy được ý kiến sáng tạo.

 - Gợi mở để tạo cơ hội phát triển cho cấp dưới, nhân viên của mình.

 Giúp đỡ: Người quản lý, Lãnh đạo phải quan tâm, giúp đỡ nhân viên, cấp dưới của mình:

 - Biết hỗ trợ kịp thời khi cấp dưới, nhân viên gặp khó khăn trong công việc.

 - Biết san sẻ những khúc mắc, những khó khăn trong công việc với nhân viên.

 - Thể hiện sự độ lượng, bao dung và tha thứ cho những lỗi nhỏ của cấp dưới.

 Giáo dục: Người quản lý, Lãnh đạo phải thực hiện đào tạo, giáo dục với cấp dưới, nhân viên của mình:

 - Phải chia sẻ kinh nghiệm làm việc cho cấp dưới, cho nhân viên của mình.

 - Luôn thực hiện đào tạo nhân viên, bổ túc kiến thức cho nhân viên về chuyên môn, nghiệp vụ.

 - Tạo cơ hội cho nhân viên được đào tạo ở trong và ngoài Công ty.

 Giám sát: Người quản lý, Lãnh đạo phải thực hiện giám sát công việc của cấp dưới, của nhân viên mình:

 - Thường xuyên đánh giá công việc, đánh giá nhân viên.

 - Thực hiện kiểm tra giám sát một cách công bằng và có hệ thống.

 Gắn kết: Lãnh đạo là cầu nối gắn kết các thành viên trong đại gia đình PVTEX với nhau:

 - Gắn kết các các mục tiêu của công ty với các mục tiêu của bộ phận, mục tiêu của tổ, nhóm và từng cá nhân.

 - Gắn kết các cá nhân từ mọi vùng, miền, mọi cá tính, mọi lứa tuổi, mọi bộ phận với nhau thành một đội ngũ kỷ luật, có chung một chí hướng.

2.Văn hóa ứng xử giữa cấp dưới với cấp trên

 - Giữ thái độ lễ phép, tôn trọng, ứng xử đúng mực.

 - Không xu nịnh hay tỏ thái độ khúm núm.

 - Luôn có ý thức giữ gìn, bảo vệ uy tín và danh dự của cấp trên.

 - Bày tỏ ý kiến cá nhân với thái độ xây dựng, thẳng thắn và chân thành.

 

Quy tắc 10T:

 Văn hóa ứng xử giữa cấp dưới với cấp trên gồm 10 nội dung như sau:

 Tôn trọng: Cấp dưới phải có thái độ tôn trọng, giữ chừng mực đối với cấp trên của mình, thể hiện ở những điểm sau:

 - Cấp dưới phải tôn trọng người quản lý của mình, lắng nghe và tuân thủ những quyết định của cấp trên đưa ra.

 - Cấp dưới phải có những hành vi cư xử, lời nói đúng mực với cấp trên.

 Tuân thủ: Công nhân, nhân viên (CNV) phải tuân thủ những điều sau:

 - Chấp hành, thực hiện nghiêm túc các quy định, nội quy của công ty.

 - Chấp hành đúng ý kiến chỉ đạo của cấp trên đưa ra.

 - Báo cáo kịp thời những khó khăn, vướng mắc trong công việc để được hỗ trợ kịp thời.

 Trung thực: CNV phải trung thực, thể hiện ở các điểm sau:

 - Tôn trọng sự thật, tôn trọng chân lý, lẽ phải.

 - Sống ngay thẳng, thật thà; dũng cảm nhận lỗi và sửa đổi bản thân khi mình mắc khuyết điểm.

 Thực thi: CNV phải thực hiện nhiệm vụ cấp trên giao phó theo những tiêu chí sau:

 - Thực thi đúng, đồng bộ, kịp thời.

 - Thực hiện nhiệm vụ thật chính xác và nhanh chóng.

 - Nhanh nhẹn, linh hoạt trong khi thực hiện công việc.

 - Nỗ lực vượt qua mọi khó khăn, trở ngại để hoàn thành công việc.

 Tâm huyết: CNV phải có tâm huyết, tận tụy với công việc thể hiện qua:

 - Hết lòng vì công việc, vì mục tiêu chung của Công ty.

 - Luôn lạc quan, tin tưởng vào mục tiêu chung của Công ty.

 Thạo việc: Trong quá trình thực hiện công việc, CNV phải:

 - Nắm vững chuyên môn công việc vị trí mình đảm nhận.

 - Luôn học hỏi, tìm tòi sáng tạo những điều mới.

 - Không để xảy ra sai sót trong công việc.

 Tự tin: CNV phải tin tưởng vào bản thân mình và cấp trên, thể hiện ở những điều sau:

 - Chủ động, độc lập và quyết đoán trong công việc.

 - Dám nghĩ, dám làm; kiên định, không hoang mang dao động.

 - Sẵn sàng thực hiện các nhiệm vụ mới khi được giao phó.

 Trách nhiệm: CNV phải có trách nhiệm với công việc của mình, trách nhiệm với bản thân và trách nhiệm với công ty:

 - Giữ đúng lời hứa của mình.

 - Làm tròn bổn phận, nghĩa vụ công việc cấp trên giao.

 - Luôn khiêm tốn trong lời nói, tích cực trong hành động.

 Tập thể: CNV luôn hết mình vì mục tiêu phấn đấu chung của công ty, thể hiện ở những điểm sau:

 - Có tinh thần đoàn kết, hợp tác giữa các bộ phận trong Công ty.

 - Đặt lợi ích của Tập thể lên trên lợi ích cá nhân.

 Tự giác: CNV phải có tính tự giác với mọi hành động của mình:

 - Tự giác hoàn thành tốt nhất công việc theo chức năng nhiệm vụ và công việc cấp trên giao mà không cần phải đôn đốc nhắc nhở.

 - Thấy việc gì bất cập, cần làm, dù không thuộc trách nhiệm của mình, dù ở công ty hay ngoài xã hội mà mình có thể làm để tốt hơn thì không nề hà xắn tay vào làm ngay.

3. Văn hóa ứng xử với đồng nghiệp

 - Quan tâm, chia sẻ, tin cậy và tôn trọng lẫn nhau; bảo vệ danh dự, uy tín chính đáng của đồng nghiệp.

 - Luôn có thái độ khiêm tốn, trung thực, chân thành, tác phong nhiệt tình, vui vẻ, giản dị, kính trên, nhường dưới, tạo nên bầu không khí thoải mái, thân ái trong từng bộ phận.

 - Khi được giao cùng một công việc, phải chủ động phối hợp để cùng hoàn thành tốt công việc được giao.

 - Mềm mỏng, tế nhị trong cách xử lý bất đồng với đồng nghiệp. Nếu không tự giải quyết được bất đồng quan điểm thì phải báo cáo với lãnh đạo quản lý trực tiếp và/hoặc lãnh đạo bên liên quan để giải quyết thỏa đáng.

 - Không xâm phạm đến sự riêng tư không liên quan đến công việc của đồng nghiệp.

 - Không gây phiền hà, coi thường, quấy rối đồng nghiệp.

 - Tích cực, sẵn sàng lắng nghe, tiếp thu ý kiến đóng góp của đồng nghiệp và sửa chữa sai sót.

 - Không đùn đẩy công việc hay né tránh trách nhiệm. Không ghen ghét, đố k hay lôi kéo bè phái, gây mất đoàn kết nội bộ.

 - Luôn học hỏi kinh nghiệm những người đi trước, đồng thời trao đổi, góp ý và tạo mọi điều kiện để đồng nghiệp mình ngày càng tiến bộ, hoàn thiện.

 - Luôn đoàn kết, thân thiện, tương trợ và hợp tác giúp đỡ lẫn nhau; chia sẻ kiến thức, thông tin để giải quyết công việc đạt hiệu quả cao.

 - Phê bình, góp ý đồng nghiệp trên tinh thần xây dựng, khách quan, đúng lúc, đúng nơi, vì tập thể, vì công việc.

4. Văn hóa góp ý

 Mục đích của việc góp ý:

 - Gia tăng sự hợp tác giữa các bộ phận.

 - Giúp công việc chung được tốt đẹp hơn, hiệu quả hơn.

 - Việc góp ý chỉ có hiệu quả khi cả người góp ý và người được góp ý đều có tinh thần cầu thị và mong muốn được hoàn thiện.

 - Tạo sự hòa đồng:

 * Công ty luôn có những con người với tính cách khác nhau, vị trí làm việc khác nhau. Do vậy, xây dựng mối quan hệ hòa đồng dựa trên nguyên tắc “lấy công việc làm trọng” là điều hết sức cần thiết. Góp ý đúng lúc, đúng chỗ, đúng hoàn cảnh và tế nhị; người được góp ý phải sẵn sàng tiếp nhận ý kiến đóng góp với tinh thần cầu thị nhất.

 * Coi Công ty như một Nhà trường lớn để học hỏi, rèn luyện kỹ năng, tích lũy kinh nghiệm cũng như hoàn thiện nhân cách bản thân.

 * Luôn tươi cười, thân thiện với mọi người xung quanh.

 - Xây dựng phong cách làm việc chuyên nghiệp:

 * Việc góp ý hiệu quả giúp cho các vấn đề được giải quyết triệt để.

 * Góp ý với tinh thần xây dựng; mong muốn cho người được góp ý sẽ có những thay đổi tốt hơn, phù hợp hơn với môi trường và tổ chức, vì sự phát triển chung của Công ty.

 * Góp ý giúp mọi người đi đúng với mục tiêu chung.

5.Văn hóa sáng tạo

 Sáng tạo giúp cho công việc được hiệu quả hơn. VNPOLY coi trọng và khuyến khích sự sáng tạo. Trong bất cứ công việc gì, mọi người luôn cần phải đặt câu hỏi: Có phương án nào hay hơn, hiệu quả hơn không?

5.1. Quyết định vấn đề cần thay đổi:

 Để làm điều này, cần trả lời cho câu hỏi: “Sáng tạo để thay đổi điều gì?”

 - Nội dung công việc.

 - Tính kết nối của công việc đó với đồng nghiệp.

 - Mục đích thay đổi. 

5.2. Đánh giá tác động của sự sáng tạo:

 - Sau khi lựa chọn vấn đề cần thay đổi, cần đánh giá tác động của hành động đó đến những bộ phận liên quan.

 - Mục đích cuối cùng của sự sáng tạo là tạo ra thay đổi nhm đạt hiệu quả tối ưu nhất.

5.3. Hành động để tạo ra thay đổi tích cực:

 - Đừng để những ý tưởng trong suy nghĩ. Nếu sáng tạo mà không được áp dụng vào công việc thì sáng tạo đó là vô ích. Do đó, cần phải biến nó thành hành động cụ thể.

5.4. Kiểm tra - điều chỉnh - duy trì:

 - Bất cứ sự thay đổi nào cũng sẽ phát sinh những vấn đề cần giải quyết. Cần phải kiểm tra xem sáng tạo có đem lại sự thay đổi như mong muốn hay không? Mọi người có hài lòng với điều đó hay không?

 - Dựa trên các thông tin này để điều chỉnh.

 - Nếu kết quả tốt, hãy biến nó thành việc làm thường xuyên.

 6. Văn hóa vượt khó

 Sự thành công được quyết định bởi:

 6.1. Có mục tiêu

 Để thành công, trước hết phải xác lập những mục tiêu. Mục tiêu phải luôn SMART:

 S = Specific: Cụ thể

 M = Measurable: Đo lường được

 A = Achievable: Vừa sức, có thể đạt được

 R = Realistic: Thực tế, không viển vông

 T = Time bound: Có thời hạn

6.2. Thái độ làm việc

 75% sự thành công được quyết định bởi thái độ làm việc:

 - Có yêu thích công việc mà mình đang làm hay không?

 - Có những suy nghĩ tích cực và lạc quan về những mục tiêu mình hướng đến hay không?

 - Có mong muốn làm việc đó hay không?

 - Có nỗ lực để vượt qua khó khăn hay không? 

6.3. Tinh thần đoàn kết

 Đoàn kết là sức mạnh để chiến thắng, vượt mọi khó khăn. Để đoàn kết, cần phải:

 - Lắng nghe những khó khăn của đồng đội.

 - Luôn hướng tới mục tiêu chung.

 - Chân thành giúp đỡ nhau.

 6.4. Sự quyết tâm

 Càng khó khăn càng cần phải quyết tâm cao. Quyết tâm trong công việc để vượt lên khó khăn đòi hỏi phải có những kỹ năng:

 - Sự tin tưởng.

 - Chịu được áp lực công việc.

 - Bình tĩnh kiểm soát tình huống.

 - Lòng kiên trì.

7. Văn hóa giữ tín

7.1. Ý nghĩa của văn hóa giữ Tín

- Chữ Tín đi cùng với danh dự. Nếu không giữ chữ Tín, danh dự cũng sẽ bị mất.

- Cơ hội luôn đến với những người biết giữ chữ Tín.

- Xây dựng chữ Tín mới là con đường phát triển bền vững nhất, khẳng định giá trị của bản thân.

 

7.2. Tạo dựng chữ Tín

- Trung thực: Cần xem xét cẩn trọng các nguồn lực và điều kiện trước khi nhận lời một ai đó. Không nên quá khoa trương về khả năng của mình.

- Đúng hẹn: Phải luôn cân đối thời gian để hoàn thành đúng hạn các công việc được giao. Không thể lấy những trở ngại trong công việc để biện hộ cho sự chậm trễ của mình.

- Có trách nhiệm với công việc được giao:

* Xem xét cẩn trọng tất cả các nguồn lực và điều kiện trước khi nhận lời thực hiện.

* Khi đã nhận lời, phải luôn nỗ lực để hoàn thành tốt nhất công việc được giao.

* Tập trung cao độ, nghiêm túc thực hiện để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

- Thừa nhận sai lầm:

Sai sót là điều không thể tránh khỏi trong công việc. Khi mắc phải sai lầm thì:

* Thừa nhận sai lầm ngay khi xảy ra.

* Nhận trách nhiệm và cam kết không tái phạm.

* Tìm ra giải pháp để khắc phục những sai lầm đó.

8. Văn hóa kỷ luật

 - Kỷ luật lao động:

 * Chấp hành nội quy lao động, kỷ luật lao động và văn hóa DN.

 * Thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ theo qui định của công ty.

 - Tác phong làm việc:

 * Nghiêm túc tuân thủ các quy trình, quy phạm, tiêu chuẩn theo quy định.

 * Chủ động sáng tạo, sắp xếp công việc khoa học, hợp lý.

 * Luôn hợp tác, chia sẻ kiến thức, thông tin cùng các đồng nghiệp để giải quyết công việc, vì lợi ích chung của công ty.

- Trách nhiệm công việc:

 * Tuân thủ sự phân công của cấp quản lý.

 * Mỗi cá nhân phải hoàn toàn chủ động, chịu trách nhiệm về nội dung, kết quả và tiến độ công việc được giao.

 * Hỗ trợ đồng nghiệp, nhân viên hoàn thành nhiệm vụ, đạt mục tiêu chung của công ty.

 * Nếu thấy bất cập mà mình có khả năng xử lý, mặc dù không thuộc trách nhiệm của mình cũng cần tham gia giải quyết.

9. Văn hóa ứng xử giữa các đơn vị với nhau

 - Luôn hợp tác, chia sẻ để hoàn thành nhiệm vụ.

 - Không đùn đẩy trách nhiệm, công việc.

 - Thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ theo qui định của công ty.

 

10.Văn hóa của từng đơn vị, bộ phận

10.1. Phòng Thương mại với phương châm “Phục vụ khách hàng là trên hết.

- Coi khách hàng như người khách quý thân thiết của gia đình;

- Lắng nghe, thấu hiểu và đáp ứng đúng, đủ, kịp thời các nhu cầu chính đáng của khách hàng;

- Duy trì mối quan hệ tốt với khách hàng.

10.2. Phòng Tài chính Kế hoạch với phương châm “Trung thực, sâu sát và chuyên cần”.

- Minh bạch, kịp thời và hiệu quả;

- Cẩn trọng, chuyên cần;

- Xuyên suốt các mục tiêu;

- Quản trị, giám sát chặt chẽ mọi chi phí.

10.3. Phòng Tổ chức Hành chính với phương châm “Gia đình, nhân văn”

- Đúng người, đúng việc, đúng chuyên môn;

- Chăm lo chu đáo cho tới từng người thân trong gia đình.

10.4. Phòng Sản xuất với phương châm “Tuân thủ, làm chủ”

- Hiểu biết tường tận, thành thạo tay nghề;

- Kỷ luật – Tuân thủ; Kỷ cương – Chấp hành.

10.5. Phòng Kỹ thuật với phương châm “Chuẩn xác, Sáng tạo”

- Tinh thông, chính xác;

- Đi đến cùng mọi vấn đề;

- Không ngừng nghiên cứu tối ưu hóa, đa dạng hóa sản phẩm.

10.6. Phòng Bảo dưỡng với phương châmChăm sóc thiết bị như chăm sóc chính con cái của mình

- Hiểu biết tường tận về thiết bị;

- Quan tâm, theo dõi, săn sóc thiết bị như con.

10.7. Phòng Quản lý Chất lượng An toàn với phương châm “An Toàn, chất lượng là trên hết”

- Trung thực, chính xác, khách quan và kịp thời;

- Đảm bảo chất lượng tới tận tay khách hàng;

- Sức khỏe, an toàn của bạn là trách nhiệm của chúng tôi;

- Đến công ty với nụ cười, về nhà cùng tiếng cười.

 

III. QUAN HỆ VỚI ĐỐI TÁC

Phương châm: “Bình đẳng - Tin cậy - Hợp tác”

1. Đối tác trong nước

 - Công ty xây dựng mối quan hệ với các đối tác trên cơ sở tin tưởng lẫn nhau, hợp tác bền vững, bình đẳng, các bên cùng có lợi.

 - Thực hiện đúng giờ hẹn khi làm việc với các đối tác và luôn có thái độ giao tiếp, ứng xử hoà nhã, lịch sự.

 - Trường hợp xảy ra vướng mắc hay xung đột, cần giải quyết trên nguyên tắc công bằng, thiện chí, hợp tác và tôn trọng lợi ích giữa các bên liên quan.

 

2. Đối tác nước ngoài

 - Khi tiếp xúc với các đối tác nước ngoài, mỗi CBCNV khẳng định vai trò, vị trí, văn hoá của công ty cũng như tôn trọng nền văn hoá, phong tục của các nước bạn.

 - Khi giải quyết công việc luôn công bằng, nghiêm túc, cạnh tranh lành mạnh; việc đàm phán, ký kết hợp đồng được tuân thủ đúng pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế.

 3. Giao tiếp với cơ quan truyền thông, các phóng viên, nhà báo

 - Thực hiện theo đúng Luật Báo chí, Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của công ty và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN).

 - Chỉ người có thẩm quyền của công ty hoặc người được ủy quyền từ người có thẩm quyền mới được phép cung cấp thông tin chính thống cho cơ quan truyền thông, báo chí.

 - Mọi thông tin cung cấp cho cơ quan truyền thông, báo chí phải đảm bảo tính trung thực, kịp thời, đúng quy định của Pháp luật, của PVN và công ty. Nội dung truyền thông phải dễ hiểu, minh bạch, tạo được sự đồng cảm của công luận và đảm bảo lợi ích của công ty.

IV. QUAN HỆ CỘNG ĐỒNG

Phương châm: “Vì lợi ích chung của cộng đồng”

 - Tuân thủ luật pháp; nghiêm chỉnh thực hiện các văn bản chỉ đạo của Chính phủ và địa phương.

 - Thường xuyên trao đổi, giữ mối quan hệ tốt để tạo được sự ủng hộ và đồng thuận của Đảng bộ và Chính quyền các cấp.

 - Tích cực tham gia các phong trào, cuộc vận động của chính quyền địa phương. Động viên, khuyến khích CBCNV tham gia các hoạt động xã hội của địa phương. Phối hợp chặt chẽ với các cấp chính quyền sở tại để giữ gìn an ninh trật tự địa bàn.

 - Chủ động, tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo, tài trợ, chia sẻ những khó khăn với cộng đồng xã hội.

 - Tuyên truyền, quảng bá hình ảnh của VNPOLY cũng như hình ảnh của ngành dầu khí khi có điều kiện.

 -Tổ chức các phong trào thi đua “Xanh - Sạch - Đẹp” tạo cảnh quan môi trường tốt tại nơi làm việc cũng như tại gia đình, góp phần làm sạch đẹp địa phương.

 

Phần 3

CÁC QUY TẮC VĂN HÓA ỨNG XỬ CỤ THỂ

Trong mọi mối quan hệ, giao tiếp, CBCNV VNPOLY tuân thủ các chuẩn mực ứng xử chung sau đây:

1. Thực hiện đúng chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước cũng như chuẩn mực đạo đức của Văn hóa Dầu khí và Văn hóa VNPOLY.

 2. Mềm mỏng nhưng kiên quyết bảo vệ uy tín, quyền và lợi ích hợp pháp của VNPOLY; giữ uy tín, danh dự cho lãnh đạo và đồng nghiệp.

 3. Có tinh thần trách nhiệm và tính chuyên nghiệp cao; quan tâm, chia sẻ, tôn trọng và tin cậy lẫn nhau; hợp tác, cùng hướng tới sự phát triển bền vững của VNPOLY.

 4. Có thái độ cởi mở, thân thiện, khiêm tốn trong mọi quan hệ.

 5. Gương mẫu, không ngừng học tập, rèn luyện để nâng cao năng lực, phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp; ứng xử có văn hóa để hoàn thành nhiệm vụ được giao.

 

1. VĂN HÓA TRONG GIAO TIẾP, CHÀO HỎI

 1.1. Cách chào hỏi

 - Giữ lưng thẳng, cúi đầu 150 chào, kết hợp nói lời chào.

 - Nếu người được chào đang bận giao tiếp với người khác, có thể chỉ cần gật đầu thể hiện sự nhận biết đối tượng.

 - Tư thế đường hoàng, mắt nhìn người đối diện, thể hiện sự tôn trọng.

 - Ánh mắt thân thiện, có thể mỉm cười để bày tỏ thiện chí khi chào hỏi.

 - Thứ tự ưu tiên chào:

 * Cấp dưới chào cấp trên trước.

 * Đồng nghiệp cùng cấp: Người ít tuổi chào người nhiều tuổi trước.

 - Khi được chào, người được chào phải đáp lại bằng cách cúi đầu 150 chào.

1.2. Cách bắt tay

 - Đứng thẳng người, tư thế bình đẳng, hữu nghị và tôn trọng lẫn nhau.

 - Nhìn vào mắt người sẽ bắt tay (chú ý: Tránh nhìn vào mắt người đối diện nếu đó là Nguyên thủ quốc gia hay Người đứng đầu cộng đồng tôn giáo).

 - Chủ yếu dùng tay phải để bắt tay; có thể dùng cả hai tay khi cần biểu hiện sự trọng thị.

 - Siết nhẹ tay, biểu hiện sự nồng ấm, thân thiện.

 - Không cúi lưng hay cầm lấy cả hai tay của người đối diện khi bắt tay.

 - Không khúm núm, cong gập người quá độ, dù rằng đối tượng quan trọng đến mức nào.

 - Không bắt tay quá lâu hay lắc mạnh, lắc nhiều lần, lắc lia lịa; không bắt tay kèm theo cười nói oang oang, toe toét, giơ cả hai tay.

 - Không buông thõng, thả lỏng tay, hoặc biểu hiện sự hời hợt khi bắt tay.

 - Bắt tay lần lượt từng người theo thứ tự: Người có chức vụ cao hơn; người cao tuổi hơn; người đến trước, đến sau. Khi ở vị trí xã hội thấp hơn, cần chờ đối tác chìa tay trước. Trong ngoại giao: Chủ nhà chủ động giơ tay trước để bắt tay đón khách.

1.3. Cách xưng hô

- Cấp trên xưng hô với cấp dưới: Xưng tôi và gọi anh/chị cùng với tên đối với cấp dưới bằng hoặc lớn tuổi hơn; xưng tôi hoặc anh/chị và gọi tên hoặc em đối với cấp dưới ít tuổi hơn.

 - Cấp dưới xưng hô với cấp trên: Xưng tôi và gọi anh/chị với cấp trên bằng hoặc ít tuổi hơn; gọi anh/chị, xưng em hoặc tên mình đối với cấp trên nhiều tuổi hơn.

 - Xưng hô đồng cấp: Xưng tôi hoặc em và gọi anh/chị đối với người lớn tuổi hơn; xưng tôi hoặc tên và gọi tên người kia đối với người bằng hoặc ít tuổi hơn.

1.4. Trao đổi

 * Vì mục tiêu chung của Công ty; Giữ gìn, phát huy tinh thần đoàn kết, chia sẻ trong đơn vị và giữa các bộ phận trong công ty.

 * Trao đổi trên tinh thần xây dựng, trung thực, khách quan; Không dèm pha, nói xấu, phát ngôn gây mất đoàn kết, ảnh hưởng tới hình ảnh của người khác và của Công ty.

 * Có tinh thần tương thân tương ái, chia sẻ khó khăn, giúp đỡ đồng nghiệp trong công việc và trong cuộc sống. Lãnh đạo, người quản lý, người lớp trước dìu dắt, chia sẻ, giúp đỡ người lớp sau.

 * CBCNV nêu cao đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, duy trì tốt việc thăm hỏi các gia đình thương binh, liệt sỹ, giúp đỡ các cán bộ công nhân viên bị bệnh tật hiểm nghèo, gia đình có hoàn cảnh khó khăn, quan tâm đến các thế hệ cán bộ công nhân viên đã nghỉ công tác, biểu dương và tặng quà cho con CBCNV có thành tích trong học tập.

2. VĂN HÓA TRONG GIỚI THIỆU VÀ TỰ GIỚI THIỆU

2.1. Giới thiệu

 - Giới thiệu tên đi kèm theo chức danh/chức vụ, nơi công tác.

 - Giới thiệu người có địa vị thấp cho người có địa vị cao hơn.

 - Giới thiệu người trong cơ quan trước với đối tác/người mới đến (ưu tiên giới thiệu theo chức vụ, tuổi tác).

 2.2. Tự giới thiệu

 - Giới thiệu ngắn gọn về tên, chức danh/chức vụ, bộ phận làm việc.

 - Thái độ khi giới thiệu: Lịch sự, khiêm nhường.

 

3. VĂN HÓA TRONG SỬ DỤNG DANH THIẾP

 3.1. Sử dụng danh thiếp

 - Cần chuẩn bị trước một ít danh thiếp để khi mới gặp lần đầu/khi đến buổi tiếp khách có thể trao được danh thiếp ngay.

 - Không dùng danh thiếp đã cũ, nhàu nát, gãy góc, bẩn.

 - Không viết những thông tin khác trên danh thiếp.

 - Mẫu danh thiếp được sử dụng thống nhất theo quy định của công ty.

 - Danh thiếp có thể gửi kèm theo quà tặng, đồ lưu niệm; có thể dùng để thăm hỏi, cảm ơn.

3.2. Cách trao đổi danh thiếp

 - Người tự giới thiệu tự đưa danh thiếp trước.

 - Người được giới thiệu đưa danh thiếp sau khi nhận được danh thiếp của người đối diện.

 - Đứng lên khi đưa danh thiếp. Dùng cả hai tay, trân trọng trao danh thiếp. Đưa danh thiếp sao cho người nhận có thể dễ dàng lưu nhớ luôn mọi thông tin sau khi nhận.

 - Nên cúi đầu nhẹ hoặc đáp từ khi nhận danh thiếp.

 - Giữ khoảng cách 1 cánh tay khi nhận danh thiếp. Nhìn và xác nhận lại thông tin trên danh thiếp.

 - Nếu cần thiết, hỏi thông tin về cách phát âm tên hoặc bất cứ thông tin gì chưa rõ trên danh thiếp.

 - Khi trao đổi danh thiếp với nhiều người, hãy bắt đầu với người ở vị trí cao nhất trước.

 - Khi trao đổi danh thiếp với hai hoặc nhiều nhóm, hãy bắt đầu với người đứng đầu của mỗi nhóm.

 - Sắp xếp lại danh thiếp sau khi nhận và có biện pháp để ghi nhớ những người đã gặp.

 

4. VĂN HÓA NÓI CHUYỆN

 - Bám sát nội dung cần diễn đạt.

 - Diễn đạt bằng những câu nói ngắn gọn, dễ hiểu và truyền cảm.

 - Sử dụng những từ ngữ đơn giản, rõ ràng và chính xác. Không nói tục, không dùng những từ trừu tượng, từ lóng hoặc từ quá chuyên môn.

 - Nói đủ nghe, không nên lặp lại các sự việc cùng một giọng điệu và không nên nói nuốt âm.

 - Không nói khi đang ăn, đang nhai kẹo cao su hoặc đang hút thuốc.

 - Dùng từ "tôi" để diễn tả ý kiến của chính mình.

 - Không để tay trong túi quần, túi áo khi giao tiếp.

 - Nhường lời cho người lớn tuổi, cấp trên, phụ nữ.

 - Cần lắng nghe ý kiến người đang nói chuyện, không nên cắt lời khi người đó đang nói.

5. VĂN HÓA TRONG GIAO TIẾP ĐIỆN THOẠI

 - Trả lời ngay, không đợi quá 3 tiếng chuông.

 - Đặt chuông điện thoại đủ nghe, không để tiếng chuông làm ảnh hưởng đến người xung quanh (đặc biệt là đối với điện thoại di động).

 - Khi gọi đi, câu đầu tiên: Chào hỏi + xưng danh.

 - Khi nhận điện thoại, câu đầu tiên: Alô + Tôi là …. + xin nghe.

 - Riêng Lễ tân công ty, khi nhận điện thoại, câu đầu tiên: Alô + VNPOLY xin nghe.

 - Khi dùng điện thoại, nên cầm tay trái (tay không thuận) để tay phải cầm bút, chủ động ghi lại thông tin khi cần thiết.

 - Trong khi nói chuyện: Nói ngắn gọn, rõ ràng, không quá to làm ảnh hưởng đến những người xung quanh. Giọng nói vui vẻ, tích cực, thể hiện sự cầu thị/sẵn sàng giúp đỡ.

 - Không tranh cãi trên điện thoại. Nếu cần thiết, phải giữ thái độ bình tĩnh, ôn hòa.

 - Giọng nói thật lịch sự, lắng nghe lời người khác nói. Nói rõ ràng, rành mạch để người khác có thể hiểu được ý mình định nói.

 - Không cắt ngang giữa chừng câu nói của người khác, cho dù biết trước người ta định nói gì.

 - Kết thúc cuộc gọi: Bằng một lời chào hoặc cám ơn và đặt máy nhẹ nhàng. Không ngắt điện thoại đột ngột.

 - Trường hợp người gọi để lại lời nhắn, người nhận điện thoại phải có trách nhiệm truyền đạt lại lời nhắn ngay khi có thể.

6. VĂN HÓA TRONG LÀM VIỆC

 6.1. Nơi làm việc

 a. Đối với nơi làm việc của cá nhân:

 - Giữ gìn cảnh quan nơi làm việc sạch sẽ, gọn gàng.

 - Sắp xếp các vật dụng cá nhân, trang thiết bị phục vụ công việc gọn gàng, khoa học, đảm bảo an toàn vệ sinh và phòng chống cháy nổ.

 - Xếp lại ngay ngắn các giấy tờ, tài liệu khi đứng dậy rời nơi làm việc.

 - Phân loại, lưu trữ tài liệu nghiên cứu, phục vụ công việc khoa học, thuận tiện khi tra cứu.

 b. Đối với môi trường làm việc chung:

 - Chủ động giữ gìn công ty xanh, sạch, đẹp hoặc liên hệ với bộ phận có trách nhiệm để kịp thời xử lý những vấn đề có liên quan đến vệ sinh chung của Công ty.

 - Không tự ý sử dụng tài liệu, đồ dùng cá nhân của người khác khi chưa có sự đồng ý, cho phép.

 - Gõ cửa trước khi vào, đóng cửa khi đi ra.

 - Không vứt rác bừa bãi, không hút thuốc và/hoặc ăn vặt tại nơi làm việc.

 - Không tụ tập, tán gẫu, trò chuyện ồn ào, gây ảnh hưởng đến người xung quanh.

 6.2. Ngoại hình

 - Mặc đồng phục/trang phục/bảo hộ theo quy định (mặc áo có cổ), đi giày/ dép có quai hậu.

 - Nam giới:

 + Đầu tóc, râu và/hoặc ria gọn gàng.

 + Trang phục đúng quy định, sạch sẽ, phẳng nếp.

 - Nữ giới:

 + Không để tóc che lấp khuôn mặt.

 + Trang phục thanh lịch, sạch sẽ, phẳng nếp.

 + Trang điểm nhẹ nhàng, thanh thoát, tránh dùng phụ kiện, đồ trang trí rườm rà.

 6.3. Đi đứng

 - Tư thế đàng hoàng, đĩnh đạc, chững chạc, không vội vàng, hấp tấp nhưng cũng không lề mề, chậm chạp.

 - Tác phong công nghiệp, nhanh nhẹn, chính xác.

 - Thao tác, đi lại, đóng mở cửa nhẹ nhàng.

 - Gặp chỗ chật chội phải nhường bước, nếu muốn vượt lên, cần xin phép.

 - Không dựa vào tường hay bất cứ vật gì xung quanh khi nói chuyện.

 6.4. Làm việc

 - Đi/về đúng giờ. Tuân thủ các quy định của Công ty.

 - Chào hỏi mọi người khi đến chỗ làm một cách lịch sự, đúng mực.

 - Liên lạc trước với cán bộ quản lý khi vắng mặt hay đi làm muộn.

 - Trong công việc, không đùa cợt, làm việc riêng.

 - Không rời vị trí làm việc trái quy định.

 - Không cản trở người khác trong quá trình làm việc.

 - Thái độ làm việc vui vẻ, thân thiện, sẵn lòng giúp đỡ người khác.

 - Không để các vấn đề cá nhân xen vào công việc.

 - Tắt các thiết bị điện (trừ các thiết bị không được phép tắt), khóa các van vòi nước; đặt các thiết bị an toàn vào đúng chỗ quy định và chào tạm biệt người xung quanh trước khi rời vị trí.

6.5. An toàn lao động

- Tuân thủ nghiêm các quy định an toàn, coi an toàn là ưu tiên hàng đầu.

- Tìm mọi biện pháp cần thiết nhằm ngăn ngừa và giảm thiểu rủi ro thương tật, ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động và/hoặc hư hại tài sản.

- Tích cực tham dự các chương trình đào tạo về an toàn và kiểm tra định kỳ về an toàn lao động.

 6.6. Nội quy, kỷ luật

 - Chấp hành đúng nội quy lao động, kỷ luật lao động và VHDN.

 - Tác phong làm việc:

 * Nghiêm túc tuân thủ các quy trình, quy phạm, tiêu chuẩn theo quy định.

 * Chủ động sáng tạo, sắp xếp công việc khoa học, hợp lý.

 * Luôn hợp tác, chia sẻ kiến thức, thông tin cùng các đồng nghiệp để giải quyết công việc, vì lợi ích chung của Công ty.

 - Trách nhiệm công việc:

 * Tuân thủ sự phân công của cấp quản lý.

 * Mỗi cá nhân phải hoàn toàn chủ động, chịu trách nhiệm về nội dung, kết quả và tiến độ công việc được giao.

 * Hỗ trợ đồng nghiệp, nhân viên hoàn thành nhiệm vụ, đạt mục tiêu chung của Công ty.

 * Nếu thấy bất cập mà mình có khả năng xử lý, mặc dù không thuộc trách nhiệm của mình cũng cần tham gia giải quyết.

7. VĂN HÓA TRONG SỬ DỤNG TRANG THIẾT BỊ, TÀI SẢN

 - Mọi người có trách nhiệm giữ gìn và bảo quản tài sản công (kể cả tài sản giao riêng cho từng cá nhân).

 - Không sử dụng tài sản công vào mục đích cá nhân. 

 - Sử dụng trang thiết bị, tài sản đúng mục đích, đúng công việc, phát huy tối đa công suất và hiệu quả của trang thiết bị.

 - Sử dụng đúng định mức, triệt để tiết kiệm, tránh lãng phí; tắt/khóa các thiết bị điện, nước, gas…. không cần thiết khi rời nơi làm việc.

 - Không tự ý tháo lắp, chuyển đổi các bộ phận của tài sản hay di chuyển trang thiết bị, tài sản.

 - Thực hiện nghiêm chỉnh mọi nội quy, quy định của công ty về quản lý, sử dụng trang thiết bị, tài sản.

 

8. VĂN HÓA GIAO TIẾP QUA EMAIL

 - Email (thư điện tử) có vai trò rất quan trọng trong hoạt động của xã hội nói chung và doanh nghiệp nói riêng. Email là phương tiện, cầu nối giữa Công ty với khách hàng, đối tác; cầu nối giữa các đơn vị, cá nhân trong công ty để trao đổi thông tin công việc.

 - Công ty duy trì tên miền riêng và cấp địa chỉ email của Công ty cho các bộ phận, cá nhân để trao đổi công việc với trong, ngoài Công ty.

 - Địa chỉ email có tên miền …@vnpoly.vn là tài sản của Công ty, phải được sử dụng đúng mục đích, đúng luật pháp; không sử dụng vào việc riêng, không đùa cợt hoặc gửi những nội dung xấu làm ảnh hưởng đến người khác.

 - Mọi bộ phận, cá nhân phải có biện pháp kiểm tra email thường xuyên để cập nhật thông tin, giải quyết công việc kịp thời.

 - Khi nhận được email mà mình chính là đối tượng được gửi và cần tương tác/phản hồi thì phải trả lời sớm nhất có thể. Trường hợp cần có thêm thời gian thì phải xác nhận để người gửi biết và hẹn thời gian trả lời cụ thể về vấn đề đó.

 - Không xóa dữ liệu email để còn tra cứu khi cần. Nếu hết dung lượng bộ nhớ tại máy chủ thì phải chuyển bớt sang lưu trữ tại nơi thích hợp (ví dụ: ổ của máy tính cá nhân).

 - Khi thôi việc, phải bàn giao lại địa chỉ email, mật khẩu cùng toàn bộ dữ liệu của hộp thư (gồm cả lưu trên máy chủ và lưu tại nơi thích hợp kể trên).

 - Tuân thủ các nguyên tắc chính tả và ngữ pháp. Sử dụng từ ngữ thông dụng, tránh dùng từ ngữ chuyên ngành; hạn chế tối đa việc viết tắt, viết thư không dấu (tiếng Việt) vì dễ gây hiểu nhầm hoặc không hiểu nội dung thư.

 - Không gửi thư mà không có chủ đề. Phải ghi chủ đề liên quan đến nội dung thư để dễ quản lý, truy tìm.

 - Soát xét, đọc lại và cân nhắc thật kỹ trước khi gửi email.

 8.1. Điền phần đầu email:

 To: Điền địa chỉ của người/những người cần chuyển thông tin tới/người có trách nhiệm giải quyết.

 CC: (Carbon Copy) Điền địa chỉ của (những) người mong họ cùng biết thông tin (thành phần mở rộng).

 BCC (Blind Carbon Copy): Điền địa chỉ của (những) người cần nắm bắt thêm thông tin, nhưng những người trong phần To và CC sẽ không biết có người ở mục BCC nhận được email này.

 Subject (chủ đề/tiêu đề): Ghi chủ đề hoặc nêu ý chính của nội dung email.

8.2. Phần nội dung chính của email:

 - Lời chào mở đầu:

 + Khi gửi thư cho người có chức vụ cao hơn, người lớn tuổi hơn hoặc người giao dịch lần đầu thì lời chào mở đầu nên dùng “Kính gửi ông/bà, anh/chị … (tên của người nhận email) hoặc Dear Mr/Ms/Mrs … (tên của người nhận email)” để xác định rõ đối tượng nhận và xử lý thông tin.

 + Nếu gửi cho người đồng cấp hay thấp cấp hơn, người bằng tuổi hay nhỏ tuổi hơn, có thể dùng từ “Gửi hoặc Dear (tên của người nhận email…)”.

 - Giới thiệu sơ qua về mình nếu là giao dịch lần đầu (tên gì, là nhân viên bộ phận nào? Công ty nào?...).

 - Nội dung chính cần thông báo hoặc trao đổi: Phải thể hiện chính xác nội dung cần chuyển tải. Các thông tin cần được viết một cách ngắn gọn, súc tích; không dùng những từ ngữ mơ hồ, khó hiểu hay từ lóng. Nếu có nhiều vấn đề cần trao đổi thì nên có phần giới thiệu sơ qua trước khi đi vào các vấn đề đó. Trình bày theo cách đánh số thứ tự hoặc xuống dòng cho từng vấn đề cần trao đổi.

 - Cuối email là câu kết và mong sự phản hồi từ đối tác.

 - Chào cuối email và cám ơn họ đã quan tâm (hoặc đọc thư).

 - Phần chữ ký (signature) gồm tên, chức vụ, điện thoại (nếu gửi trong nội bộ công ty); tên, chức vụ, điện thoại, tên Công ty, địa chỉ, fax và địa chỉ website công ty (nếu gửi ra ngoài Công ty) ngay dưới mỗi email.

 8.3. Quy định về việc gửi email nội bộ:

 - Đối với việc gửi email cho Ban lãnh đạo (BLĐ):

 + Trưởng các đơn vị/bộ phận, khi gửi email cần có sự chọn lọc và chỉ CC cho BLĐ những email công việc cần đến sự can thiệp hoặc cần có sự thông báo cho BLĐ. Tuyệt đối tránh việc gửi email không cần thiết cho cả BLĐ, dẫn đến sự quá tải cho BLĐ và không cần thiết về mặt thông tin.

 + Theo phân cấp giải quyết công việc, các nhân viên sẽ gửi email trực tiếp cho trưởng đơn vị/bộ phận mình; không được bỏ qua cấp quản lý trực tiếp của mình để gửi thẳng cho BLĐ. Trong trường hợp trưởng đơn vị/bộ phận không giải quyết được các nội dung đề xuất của nhân viên thì các nhân viên đó có thể gửi trực tiếp cho BLĐ để đề xuất và/ hoặc kiến nghị, nhưng vẫn CC cho trưởng đơn vị/bộ phận.

 + Khi nhân viên cần gửi email cho BLĐ, phải được trưởng đơn vị/bộ phận mình chấp thuận và phải CC cho trưởng đơn vị/bộ phận mình.

 - Đối với việc gửi email cho trưởng đơn vị/bộ phận:

 + Trưởng đơn vị/bộ phận này, khi gửi email cho các trưởng đơn vị/bộ phận khác cũng cần lưu ý: Chỉ gửi email này khi công việc cần đến sự can thiệp và/hoặc cần có sự thông báo cho các trưởng đơn vị/bộ phận đó. Cần hạn chế việc gửi email không có chọn lọc.

 + Các nhân viên, khi cần gửi email cho các trưởng đơn vị/bộ phận (không thuộc đơn vị/bộ phận mình) cũng cần được trưởng đơn vị/bộ phận mình chấp thuận và cần CC cho trưởng đơn vị/bộ phận mình; không vượt cấp quản lý để gửi trực tiếp cho trưởng đơn vị/bộ phận khác.

 - Trên đây là nói về gửi email trực tiếp (To:) theo phân quyền giải quyết công việc, còn nếu cần để BLĐ và/hoặc cấp trên biết thông tin thì vẫn gửi CC bình thường.

 - Đối với việc gửi email nội bộ nói chung:

 + Trưởng đơn vị/bộ phận, khi gửi email cho nhân viên của mình và nhân viên các đơn vị/bộ phận khác; cũng như các nhân viên, khi gửi email cho nhau cần có sự cân nhắc, suy nghĩ kỹ càng về nội dung, cách dùng từ ngữ để tránh những hiểu lầm không đáng có.

 + Cần hạn chế tối đa việc chỉ dựa vào email để giải quyết công việc và việc email qua lại gây mất thời gian, ảnh hưởng đến công việc chung. Đối với những công việc gấp, cần quyết định ngay… thì phải sử dụng những hình thức liên hệ khác như điện thoại, họp trực tiếp… để giải quyết công việc được chu đáo và nhanh chóng.

 

9. VĂN HÓA HỘI HỌP

9.1. Nghi thức hội họp

 - Sắp xếp lịch họp hợp lý, thông báo rõ thành phần, thời gian, địa điểm, nội dung và tài liệu họp tới người tham dự trước 01 ngày (trừ trường hợp đặc biệt).

 - CBCNV được khuyến khích gặp gỡ trực tiếp để trao đổi giải quyết công việc. Chỉ tổ chức các cuộc họp khi thật cần thiết hoặc khi các bên không thống nhất quan điểm trong xử lý công việc, cần mời Lãnh đạo cấp trên chủ trì họp để giải quyết vấn đề.

 - Tài liệu cuộc họp (nếu có) và chương trình họp cần phải gửi kèm với thông báo mời họp để các đơn vị/nhân sự tham gia có thời gian xem xét trước. Nội dung trao đổi, dự kiến phương án giải quyết vấn đề được khuyến khích chuẩn bị trước bằng văn bản.

 -  Nhân viên đến trước khi cuộc họp bắt đầu ít nhất 5 phút. Trường hợp không thể tham gia cuộc họp hoặc đến muộn giờ thì phải thông báo với người tổ chức/người chủ trì ngay hoặc trước khi cuộc họp bắt đầu.

 - Thời gian họp không nên kéo dài quá 01 giờ đồng hồ. Tùy theo nội dung, diễn biến mà người chủ trì có thể quyết định kết thúc sớm cuộc họp hoặc kéo dài thêm thời gian họp. Nếu cuộc họp cần kéo dài thêm thời gian thì cũng không nên kéo dài quá 15 phút.

 - Thư ký cuộc họp theo dõi và tổng hợp đầy đủ diễn biến cuộc họp vào biên bản; chịu trách nhiệm phát hành biên bản, theo dõi việc thực hiện các kết luận cuộc họp và các công việc khác có liên quan sau cuộc họp trừ trường hợp có chỉ định khác của người chủ trì.

 - Không làm việc riêng như: Đọc sách, báo, chơi game... khi họp. Tuân thủ các quy định của cuộc họp và sự điều hành của người chủ trì cuộc họp.

 - Để điện thoại ở chế độ im lặng để không ảnh hưởng tới những người xung quanh.

 - Hạn chế nghe điện thoại trong khi họp. Chỉ nghe điện thoại khi mình không phải là người đang thuyết trình, phát biểu và không thuộc đối tượng chính của việc thuyết trình, phát biểu.

 - Trường hợp phải nghe điện thoại, hãy ra khỏi phòng họp và không nên quá 5 phút.

 - Đăng ký/đưa ra tín hiệu trước khi phát biểu. Không ngắt lời người khác.

 - Lắng nghe ý kiến của người khác trước khi trình bày ý kiến của riêng mình. Tôn trọng ý kiến của người khác, không tiêu cực, thiếu tinh thần xây dựng trong khi họp.

 - Hiểu rõ những yêu cầu, nội dung cuộc họp nói chung và trách nhiệm của bản thân nói riêng. Nếu có những điểm chưa rõ hoặc không đồng ý thì phải trao đổi trong cuộc họp.

- Thẳng thắn nêu ý kiến cá nhân, trao đổi, tranh luận trên tinh thần tôn trọng ý kiến của các thành viên. Có thể bảo lưu ý kiến riêng của mình.

 - Thời gian phát hành biên bản không muộn hơn 1 ngày làm việc sau khi kết thúc cuộc họp. Trường hợp vì lý do bất khả kháng mà người chủ trì chưa thể ký biên bản theo thời hạn trên thì thư ký cuộc họp phải gửi trước văn bản gốc (file điện tử) biên bản cho các đơn vị/cá nhân tham gia/liên quan nắm thông tin, kịp giải quyết công việc.

 - Sau cuộc họp không bình luận, bàn tán, tuyệt đối tuân thủ những vấn đề đã được chủ tọa kết luận.

 - Người được mời mà không dự họp cũng phải tuân thủ các kết luận của cuộc họp và có trách nhiệm thực hiện đầy đủ các kết luận đúng theo phân công và thời hạn đề ra trong biên bản họp.

 - Khi Lãnh đạo/Chủ tọa hoặc lãnh đạo đối tác vào phòng họp, tất cả thành viên dự họp đứng lên và chào hỏi (theo VHDN).

 - Kết thúc cuộc họp, tất cả thành viên dự họp đứng lên và chào tạm biệt (theo VHDN).

 - Trước khi rời phòng họp, sắp xếp lại bàn ghế và trang thiết bị xung quanh (như Micro, máy tính…) ngay ngắn như trước lúc họp; tắt các thiết bị điện không sử dụng.

9.2. Ch ngồi trong buổi họp

 a. Trong các buổi họp có đối tác bên ngoài:

 - CBCNV công ty ngồi gọn vào một bên, đối tác ngồi bên đối diện.

 - Người quan trọng thứ hai của công ty ngồi phía bên tay phải của lãnh đạo công ty.

 - Người quan trọng thứ hai của đối tác ngồi phía bên tay phải của lãnh đạo phía đối tác.

 - Các vị trí khác sắp xếp tiếp theo theo thứ tự ưu tiên (ngồi phía bên tay phải quan trọng, phía tay trái ít quan trọng hơn).

b. Trong các buổi họp nội bộ:

 - Lãnh đạo ngồi vào ghế chủ tọa được bố trí ở trung tâm.

 - Người quan trọng ngay sau lãnh đạo ngồi ở vị trí ngay bên cạnh phía tay phải của lãnh đạo.

 - Người quan trọng tiếp theo ngồi phía tay trái cạnh lãnh đạo.

 - Các vị trí khác sắp xếp tiếp theo theo thứ tự ưu tiên (ngồi phía bên tay phải quan trọng, phía tay trái ít quan trọng hơn).

10. VĂN HÓA DỰ TIỆC

10.1. Bố trí chỗ ngồi khi dự tiệc

 - Chỗ ngồi trong tiệc chiêu đãi phải tương xứng với cương vị của khách.

 - Giữa hai ghế cách nhau khoảng 0,4 - 0,6m để khách ngồi được thoải mái, rộng rãi.

 - Chủ tiệc ngồi ở vị trí trung tâm, quay ra cửa để dễ quan sát. Chỗ càng gần chủ tiệc, càng trọng thị.

 - Xếp theo chức danh, địa vị của người dự; vị trí bên phải long trọng hơn vị trí bên trái.

 - Xếp vợ, chồng ngồi cạnh nhau. Xếp xen kẽ nam và nữ, chủ và khách. Nếu nam và nữ cùng địa vị thì ưu tiên cho nữ. Nếu chủ và khách có cùng địa vị thì ưu tiên cho khách. Cần tính đến trình độ ngoại ngữ của người dự tiệc.

10.2. Văn hóa dự tiệc

 - Trang phục phải lịch sự, trang nhã, phù hợp với bữa tiệc. Tư thế thoải mái, tự tin trong giao tiếp.

 - Khi ngồi vào bàn tiệc: Ngồi ăn với tư thế đàng hoàng, tự nhiên. Không dùng tay để cầm, bốc thức ăn mà phải dùng bằng đũa, dao, dĩa, thìa... Ăn xong cứ để đĩa đó, không đẩy đĩa sang bên cạnh. Người phục vụ sẽ đem đĩa đi.

 - Không nhai nhồm nhoàm, không gây tiếng động xì xoạp khi húp; không gặm xương, nhè xương một cách thiếu văn hoá; khi nhai nên khép hờ hai môi.

 - Trong lúc ăn có thể trò chuyện, nhưng khi đang nhai thì không nói chuyện.

 - Chuyện trò vui vẻ, hoà nhập vào các chủ đề một cách cởi mở và thân thiện, nhưng không nói nhiều về chính trị, không nói những điều có thể tiết lộ bí mật của mình, của công ty hay người khác.

 - Uống rượu, bia có chừng mực, dừng đúng lúc, tuyệt đối không để bị say; cũng không ép khách uống nhiều rượu, bia.

 - Tốt nhất là không hút thuốc. Nếu hút, phải xin phép người ngồi cạnh.

 - Cần che miệng khi dùng tăm.

 - Quan sát bàn tiệc để không kết thúc quá nhanh hoặc quá chậm so với mọi người. Chủ tiệc không nên ăn xong trước khách.

 - Kết thúc bữa tiệc, cần bắt tay chào tạm biệt khách cùng dự và không quên nói lời tạm biệt, cám ơn chủ tiệc.

 - Nếu có ăn uống dọc đường, lái xe nên giữ ý, không ăn uống cùng Đoàn công tác. Trường hợp định mức ăn uống như nhau thì lái xe có thể ăn cùng Đoàn và/hoặc đứng ra chi giúp Đoàn công tác rồi về làm thủ tục thanh quyết toán.

11. VĂN HÓA ĐI XE Ô TÔ

 - Giữ gìn vệ sinh chung, không hút thuốc, ăn quà, xả rác bừa bãi.

 - Thực hiện nguyên tắc bảo mật, không đàm tiếu trên xe.

 - Khi xe dừng, cấp dưới đi cùng hoặc lái xe xuống trước, hỗ trợ việc dỡ, chuyển hành lý.

 11.1. Đối với Lái xe:

 - Nghiêm túc thực hiện các quy định về quản lý, sử dụng trang thiết bị tài sản của Công ty Cổ phần Hóa dầu và Xơ sợi Dầu khí tại Quyết định số 776/QĐ- PVTEX ngày 25/7/2014 của Hộ đồng Quản trị công ty.

 - Thường xuyên kiểm tra xe, đảm bảo tình trạng luôn sẵn sàng phục vụ.

 - Lái xe cần đến trước hẹn ít nhất 05 phút, nổ máy tại chỗ hoặc làm thông thoáng cho xe trước khi di chuyển. Trong điều kiện có thể thì xuống xe, mở cửa cho khách/lãnh đạo lên xe hỗ trợ việc chuyển, sắp xếp hành lý.

 - Thực hiện đúng chức năng nhiệm vụ; Không tiết lộ, bàn tán hoặc đưa thông tin sai lệch về các thông tin mình nghe được.

 - Khi tham gia giao thông không may gặp phải sự cố (như tai nạn giao thông, vi phạm luật giao thông, sai lệch kế hoạch, xe bị hỏng đột xuất, tắc đường…) phải báo cáo kịp thời cho cấp quản lý để chỉ đạo xử lý.

 - Khi đến nơi, trong điều kiện có thể thì mở cửa cho khách/lãnh đạo xuống xehỗ trợ việc chuyển, sắp xếp hành lý.

 - Trong trường hợp có ăn/uống dọc đường, lái xe nên giữ ý, không ăn uống cùng Đoàn công tác. Nếu định mức ăn uống như nhau thì lái xe có thể ăn cùng Đoàn và/hoặc đứng ra chi giúp Đoàn công tác rồi về làm thủ tục thanh quyết toán.

 - Giao tiếp, ứng xử đối với người đi trên xe văn minh, lịch sự, thực hiện VHDN của Công ty.

 11.2. Đối với người đi trên xe ô tô:

 - Không chen lấn, xô đẩy; Xếp hàng theo thứ tự (khi lên xe: Người đến trước lên trước; Khi xuống xe: Người ngồi trước xuống trước).

 - Ưu tiên các hàng ghế đầu cho phụ nữ, trẻ em và người lớn tuổi (đặc biệt phụ nữ mang thai và người dễ bị say xe).

 - Giữ gìn trật tự, văn minh, lịch sự (không cười đùa gây ồn ào, ảnh hưởng đến người xung quanh).

 - Có ý thức giữ gìn, bảo vệ trang thiết bị trên xe.

 - Kết thúc hành trình, chào hỏi mọi người trước khi ra về. 

12. VĂN HÓA ỨNG XỬ VỚI KHÁCH HÀNG/ĐỐI TÁC

 - Chào hỏi khách trước và chủ động giúp đỡ nếu thấy khách có biểu hiện cần giúp đỡ (kể cả khách của bộ phận khác, không phải đến gặp mình).

 - Tác phong nhanh nhẹn, đúng giờ.

 - Giao tiếp với thái độ gần gũi, biểu hiện sự thân thiện, ân cần.

 - Tôn trọng khách hàng/đối tác, thể hiện thái độ luôn sẵn sàng hợp tác.

 - Nhanh chóng giải quyết thắc mắc, than phiền của khách hàng/đối tác nhằm phục vụ một cách hữu hiệu nhất.

 - Giao lưu cởi mở với khách hàng/đối tác (trong phạm vi quyền hạn của mình), sẵn lòng chấp nhận các đề nghị và những ý tưởng cải tiến hợp lý của khách hàng/đối tác.

 - Biết lắng nghe, cố gắng hiểu được khách hàng/đối tác để có thể đưa ra những cách diễn đạt phù hợp với khả năng hiểu biết và khả năng chú ý của họ.

 - Trong giao tiếp với khách hàng/đối tác, đảm bảo thái độ tôn trọng cấp trên và đồng nghiệp, không tỏ ý nói xấu tổ chức, cấp trên và đồng nghiệp.

 12.1. Nguyên tắc chung

 - Mỗi CBCNV phát huy hết trách nhiệm, sự hiểu biết của mình về các sản phẩm, dịch vụ và các hoạt động sản xuất kinh doanh để có thể đáp ứng các thắc mắc của khách hàng. Thường xuyên trau dồi và cập nhật những thông tin mới nhất về sản phẩm, dịch vụ để cung cấp một cách có hiệu quả cho khách hàng.

 - Tôn trọng, lịch sự và bình đẳng trong giao tiếp với khách hàng, cụ thể như sau:

 * Tiếp nhận và giải quyết thoả đáng mọi yêu cầu của khách hàng là trách nhiệm của mỗi CBCNV.

 * Trong giao tiếp, luôn tôn trọng khách hàng ở vị trí là người được quyền đưa ra yêu cầu đối với mình. Luôn thể hiện thái độ thân thiện, văn minh lịch sự, tôn trọng khách hàng, tác phong nhanh nhẹn, nhiệt tình, trách nhiệm và tận tâm.

 * Văn phạm giao tiếp luôn thể hiện sự bình đẳng, lịch sự, chuyên nghiệp: Sử dụng lời chào, lời cảm ơn khi bắt đầu và kết thúc cuộc giao tiếp; không dùng những lời mang tính áp đặt, cửa quyền, thiếu sự tôn trọng.

 * Cử chỉ giao tiếp phải thể hiện sự chu đáo, tận tình, đúng mực trên tinh thần cầu thị và sẵn sàng đáp ứng nhu cầu khách hàng.

 * Nội dung và vị trí giao tiếp phải phù hợp với chức trách, nhiệm vụ được giao. Việc giải quyết yêu cầu khách hàng phải tuân thủ các quy định của Nhà nước, PVN cũng như PVTEX.

 12.2. Giao tiếp với khách hàng tại trụ sở công ty

 - Bố trí tiếp khách hàng tại phòng khách/ phòng họp của công ty hoặc tại các bộ phận.

 - Tác phong, thái độ giao tiếp lịch sự, niềm nở, tận tình, luôn biết lắng nghe.

 - Trang phục lịch sự, gọn gàng và trang bị công cụ ghi chép đầy đủ.

 - Sắp xếp lịch làm việc khoa học và tham dự buổi làm việc đúng thành phần, đúng giờ; Chuẩn bị đầy đủ nội dung buổi làm việc trước giờ họp.

 12.3. Giao tiếp với khách hàng bên ngoài trụ sở công ty

 - CBCNV thực hiện công việc bên ngoài cơ quan phải được sự cho phép của lãnh đạo đơn vị. Chuẩn bị sẵn Giấy giới thiệu (nếu cần).

 - Tác phong, thái độ giao tiếp phải tuân thủ các quy tắc như giao tiếp với khách hàng tại trụ sở Công ty.

 - Tận tình hướng dẫn trong khả năng của mình nếu khách hàng có thắc mắc.

 - Không tranh luận gay gắt; tránh va chạm, xô xát với khách hàng. Không tự ý xâm phạm tài sản riêng của khách hàng.

 12.4. Giao tiếp với khách hàng bằng điện thoại

 - Các máy điện thoại dùng để liên lạc phải ở tình trạng tốt nhất, luôn phân công người trực; nhấc máy chậm nhất ở hồi chuông thứ ba.

 - Chú ý các quy tắc giao tiếp, xưng hô lịch sự với khách hàng, bắt đầu chào bằng câu: “Tên đơn vị” xin nghe.

 - Tập trung lắng nghe, nắm bắt yêu cầu của khách hàng, tóm tắt và thống nhất lại thông tin với khách hàng để tránh hiểu nhầm.

 - Trả lời ngắn gọn, dễ hiểu, tránh đôi co, tranh luận kéo dài.

 - Nếu chưa có thông tin chính xác để cung cấp cho khách hàng, phải xin lỗi và hẹn thời gian trả lời cụ thể. Tuyệt đối không trả lời với khách hàng khi chưa có thông tin chính xác.

 12.5. Giao tiếp với khách hàng bằng văn bản, email

 - Giao tiếp với khách hàng bằng văn bản: Thực hiện theo quy định về soạn thảo, ban hành văn bản của Công ty.

 - Giao tiếp với khách hàng bằng email: Sử dụng địa chỉ email có tên miền của công ty, mẫu biểu theo quy định của Công ty.

 - Văn phong chuẩn mực, súc tích, dễ hiểu, đúng yêu cầu của khách hàng.

13. ỨNG XỬ KHI ĐI CÔNG TÁC

 - Chuẩn bị đầy đủ, kỹ càng các hồ sơ, tài liệu cần thiết.

 - Tuân thủ kế hoạch, nội dung, chương trình công tác và lịch trình cụ thể đã được phê duyệt. Không tách đoàn hay làm các việc riêng gây ảnh hưởng đến chuyến công tác.

 - Tôn trọng Lễ nghi và phong tục tập quán tại nơi đến công tác.

 - Tuân thủ luật pháp nước sở tại và ứng xử phù hợp theo nghi thức ngoại giao trong quá trình làm việc và giao tiếp.

 - Thực hiện đúng chức trách, nhiệm vụ được giao phó. Tận dụng cơ hội và thời gian để học hỏi, thu thập tài liệu, kinh nghiệm.

 - Gìn giữ, bảo vệ và đề cao các giá trị văn hóa dân tộc, văn hóa và uy tín của Công ty (VNPOLY) và của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN).

 

14. VĂN HÓA SỬ DỤNG NHÀ VỆ SINH

 - Giữ gìn vệ sinh chung.

 - Sử dụng đúng cách các thiết bị.

 - Không hút thuốc trong nhà vệ sinh.

 - Nếu làm vấy bẩn thì phải có trách nhiệm tự khắc phục lại.

 - Xả sạch nước sau khi dùng.

 - Không vẩy nước xuống sàn nhà.

 - Tiết kiệm vật tư, năng lượng, điện, nước…

 - Bỏ rác đúng cách và đúng nơi quy định.

 

15. VĂN HÓA NƠI CƯ TRÚ

 - Gương mẫu thực hiện đúng chủ trương, chính sách pháp luật của Nhà nước và các quyết định của chính quyền địa phương nơi cư trú.

 - Cư xử đúng mực, không phân biệt giàu nghèo, không kỳ thị với mọi người xung quanh. Tương thân tương ái, giúp đỡ nhau lúc khó khăn, hoạn nạn.

 - Cầu thị, tiếp thu các ý kiến đóng góp của chính quyền, đoàn thể và nhân dân địa phương nơi cư trú.

 - Tích cực tham gia các hoạt động xã hội, nhất là các phong trào, các cuộc vận động quyên góp, từ thiện tại nơi cư trú.

 - Kiên quyết bài trừ các thói hư, tật xấu, các hủ tục lạc hậu, các hành vi trái pháp luật.

 - Không lợi dụng vị trí công tác của mình để vụ lợi cho bản thân và gia đình.

 

16. VĂN HÓA NƠI CÔNG CỘNG

 - Chấp hành nghiêm các quy định của Pháp luật, quy tắc sinh hoạt nơi công cộng.

 - Tự giác tham gia giữ gìn an ninh trật tự xã hội, tích cực đấu tranh với những hành vi trái Pháp luật, trái với đạo lý và thuần phong mỹ tục.

 - Kịp thời thông báo cho cơ quan và các đơn vị có thẩm quyền về các thông tin và hành vi vi phạm pháp luật.

 - Ứng xử văn minh, lịch sự, đúng với thuần phong mỹ tục trong giao tiếp.

 - Chia sẻ, giúp đỡ người già, người khuyết tật, người gặp khó khăn, hoạn nạn.

 - Không phô trương để tạo thanh thế cá nhân khi tham gia các hoạt động xã hội.

 

17. NHỮNG HÀNH VI BỊ NGHIÊM CẤM

 - Say rượu, bia; Sử dụng trái phép các chất kích thích.

 - Làm việc riêng trong giờ làm việc; lợi dụng công cụ, phương tiện của Công ty để làm việc riêng.

 - Văng tục, nói bậy, gây mất trật tự, mỹ quan, có hành vi thiếu văn hoá tại nơi làm việc.

 - Trù dập hay có những hành vi chia rẽ, phân biệt đối xử với những người bất đồng quan điểm.

 - Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, danh nghĩa công ty để mưu lợi cá nhân.

 - Cộng tác với các tổ chức hay cá nhân bên ngoài có mâu thuẫn, xung đột lợi ích với Công ty.

 - Quan liêu, cửa quyền hoặc bất cứ hành vi nào ảnh hưởng xấu đến Công ty.

 

 18. XỬ LÝ ĐỐI VỚI CBCNV VI PHẠM QUY ĐỊNH VĂN HÓA DOANH NGHIỆP CỦA CÔNG TY.

 - CBCNV khi gia nhập Công ty sẽ trải qua kỳ đào tạo hội nhập, trong đó có văn hóa doanh nghiệp.

 - Mọi thành viên công ty có trách nhiệm tuân thủ Văn hóa VNPOLY và các quy định khác của Công ty.

 - Vi phạm Quy định văn hoá VNPOLY sẽ bị gửi thư nhắc nhở hoặc nêu tên trên các phương tiện thông tin của công ty. Tùy mức độ vi phạm sẽ bị xem xét trừ điểm bình xét thi đua hoặc xử lý kỷ luật theo quy định. Cụ thể:

 + CBCNV vi phạm lần đầu hoặc vi phạm nhẹ sẽ được gửi về phòng Tổ chức Hành chính bố trí tự học lại VHDN và viết bài thu hoạch. Công ty hỗ trợ tiền ăn ca nhưng không trả lương, thưởng và các phụ cấp khác trong thời gian học lại VHDN.

 + Cấp quản lý trực tiếp gửi thư nhắc nhở hoặc đ nghị phòng TCHC nhắc nhở hoặc nêu tên trên các phương tiện thông tin của công ty.

 + Vi phạm nặng hoặc tái phạm trong vòng một tháng thì đơn vị quản lý trực tiếp xem xét trừ điểm bình xét thi đua, hạ xếp loại trong tháng hoặc đề xuất xử lý kỷ luật theo quy định.

 

Phần 4

CAM KẾT CỦA CÔNG TY

 

 - Công ty cam kết tạo ra các liên kết trong tổ chức để gìn giữ hệ giá trị cốt lõi, thúc đẩy sự tiến bộ, hướng tới tương lai.

 - Công ty áp dụng một cách nhất quán những quy định và nguyên tắc đối với mọi đối tượng khách hàng, đối tác và cán bộ nhân viên của mình.

 - Công ty chia sẻ, công khai thông tin về hoạt động với cán bộ, nhân viên; với đối tác, khách hàng và luôn tôn trọng mọi người khi tiếp xúc.

 - Công ty cam kết thực hiện nguyên tắc công bằng, không gian lận, không thiên vị đối với mọi nhân viên. Quyết định đánh giá của cán bộ quản lý đối với nhân viên phải dựa trên kết quả công việc và các yếu tố định lượng thực tế.

 - VNPOLY cam kết tôn trọng sự riêng tư của nhân viên. Những thông tin bí mật bao gồm hồ sơ cá nhân, hồ sơ y tế, thông tin liên quan đến điều tra pháp luật, những hành động bị kỷ luật sẽ được tránh sử dụng vào những mục đích không thích đáng, hay bị tiết lộ và sẽ chỉ được sử dụng phục vụ trong những nhu cầu công việc được pháp luật cho phép.

 - VNPOLY không truy vấn những thói quen đạo đức cá nhân, trừ khi những vấn đề đạo đức đó làm suy giảm năng lực của nhân viên trong việc thực hiện công việc và/hoặc đó là những vấn đề không thích hợp với Nội quy, văn hóa và các quy định đã ban hành.

 - Công ty sẽ tránh cho nhân viên khỏi sự trả đũa hay những điều tương tự để không làm ảnh hưởng đến hiệu quả công việc, cơ hội hoặc vị trí của người đã đưa ra quan điểm, mối quan tâm hay những vấn đề của tổ chức.

 - Những lời than phiền về sự trả đũa, những lời buộc tội vô căn cứ làm nản lòng nhân viên trong việc có những hành động và duy trì những chuẩn mực đạo đức mà VNPOLY mong muốn sẽ được xem xét ngay lập tức và nghiêm túc.

 - VNPOLY cam kết tránh cho nhân viên trở thành đối tượng của sự trả đũa xuất phát từ những mối bất hòa của các nhân viên, người quản lý, đối tác hoặc nhà cung cấp như là một hậu quả từ những trách nhiệm trong công việc mang lại.

 - VNPOLY sẽ phấn đấu duy trì một môi trường làm việc tích cực, sáng tạo, khuyến khích các buổi thảo luận về quy trình, sản phẩm và định hướng cho nhân viên qua các chương trình, tài liệu đào tạo và các nguồn khác. Khuyến khích nhân viên mạnh dạn trong việc phát biểu ý kiến về công việc và về những vấn đề cá nhân.

 - VNPOLY nỗ lực xây dựng môi trường làm việc mà theo đó, mỗi thành viên sẽ chủ động thực hiện công việc, phát huy tính sáng tạo để đạt được năng suất và chất lượng tối ưu cho công việc được giao, nơi mà những kinh nghiệm khác nhau mang lại giá trị và tất cả nhân viên có thể phát huy tối đa năng lực của bản thân.

 - VNPOLY luôn cải thiện môi trường làm việc để cho tất cả nhân viên có thể làm việc theo nhóm cùng nhau với sự cởi mở và tin tưởng lẫn nhau. Mỗi người đều tham gia vào những nỗ lực chung, tôn trọng lẫn nhau, khuyến khích sự sáng tạo, cống hiến và tinh thần trách nhiệm.

 - VNPOLY khuyến khích và tạo điều kiện cho cán bộ nhân viên học tập, trau dồi kiến thức nhằm nâng cao kiến thức chuyên môn và trình độ nghiệp vụ, bảo đảm việc tuân thủ quy định pháp luật và các quy định của Công ty. Tương tự, VNPOLY khuyến khích cán bộ nhân viên tham gia những hoạt động bên ngoài mang lại lợi ích cho công ty hoặc làm phát triển thêm những kinh nghiệm chuyên nghiệp và kỹ năng của nhân viên, xây dựng hình ảnh xã hội của Công ty./.

                                                                                          TM. HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

                                                                                                   CHỦ TỊCH HĐQT

 

                                                                                                       (Đã ký)

 

                                                                                                  Đào Văn Ngọc                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                    

Tin khác